Tọa đàm “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị”

Thứ ba - 30/12/2014 04:07
Tọa đàm “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị”
toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 5
toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 5

        Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giảng dạy - học tập những môn lý luận chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo của Nhà trường, Khoa Lý luận chính trị - GDTC&QP tổ chức buổi Tọa đàm “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị” vào ngày 30 tháng 12 năm 2014.

 

toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 1

ThS. Tạ Đức Thanh khai mạc hội nghị

        Đến dự buổi tọa đàm, có TS. Nguyễn Trung Sơn - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Nguyễn Văn Thanh - Trưởng phòng Khoa học và Quan hệ quốc tế, ThS. Trần Văn Cốc - Trưởng phòng Thanh tra Khảo thí, ThS Nguyễn Qúy Khuyến - Trưởng phòng Công tác HSSV cùng toàn thể các giảng viên trong Bộ môn Lý luận chính trị - Khoa Lý luận chính trị - GDTC&QP.

 

toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 2
ThS.GVC Đặng Thị Phương Duyên phát biểu đề dẫn

        Trong Chương trình hành động của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường nhằm thực hiện Nghị quyết TW8 khóa XI, việc đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp giảng dạy - học tập theo phương châm: giảm dạy - học lý thuyết trên lớp, tăng cường tự học; tăng thực hành, thực tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV, đáp ứng nhu cầu xã hội được đặc biệt chú trọng.Thực hiện chủ trương đó, cán bộ, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - GDTC&QP đã tích cực, chủ động trong việc xây dựng lại đề cương chi tiết học phần, bổ sung các nội dung thảo luận theo hướng gắn lý luận với các vấn đề thực tiễn, đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu cơ bản là dạy phương pháp, kỹ năng nhằm hình thành các kỹ năng nghề nghiệp cho người học.

toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 3

Ý kiến của TS. Nguyễn Trung Sơn, ĐUV, Phó Hiệu trưởng: Làm thế nào để các nguyên lý lý luận bớt xơ cứng, gần gũi, thiết thực với người học.

        Tọa đàm đã diễn ra trong không khí sôi nổi, tích cực. Sau khi nghe một số báo cáo tham luận như: “Một số phương pháp giảng dạy tích cực” của ThS. Nguyễn Thị Hiền, “Phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” của GV Đỗ Thị Hiên, “Hướng dẫn sinh viên sử dụng bản đồ tư duy trong hệ thống hóa kiến thức học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin” của ThS. Đinh Thị Cúc, các vị đại biểu cùng các giảng viên đã tham gia đóng góp, chia sẻ ý kiến rất nhiệt huyết, chân thành.

toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 4

Báo cáo tham luận của ThS. Nguyễn Thị Hiền

toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 5

 Báo cáo tham luận của ThS. Đỗ Thị Hiên

 

toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 6

Báo cáo tham luận của ThS. Đinh Thị Cúc

        Mỗi một tham luận, là mỗi sản phẩm được viết ra từ chính quá trình nghiên cứu, giảng dạy của các thầy cô. Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu để các giảng viên có thể chia sẻ, học tập, vận dụng trong công tác giảng dạy. Mỗi phương pháp giảng dạy đều có điểm ưu, điểm nhược riêng, không có phương pháp nào là chìa khóa vạn năng, là phương pháp tối ưu cho mọi đối tượng, mọi nội dung giảng dạy. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giảng viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, cách thức, con đường truyền tải kiến thức một cách linh hoạt cho phù hợp với từng đối tượng, từng nội dung cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Suy đến cùng, dù phương pháp nào, cách thức nào, nội dung giảng dạy nào đi chăng nữa, dù người học giữ vị trí “trung tâm” thì mỗi giảng viên vẫn phải nhận thức rõ trách nhiệm, vai trò quyết định của mình, khi họ chính là người hướng dẫn, định hướng hoạt động dạy và học.

toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 7
toa dam doi moi phuong phap hoc LLCT 8

Các đại biểu tham dự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm

      Không thể phủ nhận, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam nói chung, của Nhà trường nói riêng. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập các môn Lý luận Chính trị, với tính đặc thù của nó, phụ thuộc phần lớn vào sự chủ động, tích cực, linh hoạt, vào tư duy nhạy bén, và hơn cả là tấm lòng nhiệt huyết, say mê của mỗi giảng viên./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay16,170
  • Tháng hiện tại166,893
  • Tổng lượt truy cập7,555,226
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây